Nhà Cao Tầng – Bê Tông Cốt Thép
Kết cấu Bê tông cốt thép là kết cấu phổ biến nhất hiện nay do đặc tính ổn định, bền vững theo thời gian, không bị ăn mòn và ít bị ảnh hưởng của thời tiết. Nhược điểm của kết cấu Bê tông là trọng lượng bản thân lớn, khả năng vượt nhịp hạn chế và thời gian thi công kéo dài. Để khắc phục nhược điểm này rất nhiều giải pháp kết cấu và công nghệ thi công đã được ứng dụng như: công nghệ bê tông dự ứng lực, công nghệ thi công lắp ghép, công nghệ sàn bóng BubbleDeck …
Công nghệ sàn bóng Bubberdeck:
Công nghệ sàn bóng BubbleDeck được phát minh bởi Giáo sư Jorgen Breuning người Đan Mạch, năm 2002 , hiện nay công nghệ BubbleDeck đã được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
Sàn BubbleDeck là công nghệ sàn bê tông cốt thép duy nhất hoạt dộng và tính toán như một kết cấu không gian. Sàn Bubble Deck có độ cứng tương đương sàn đặc nên cho phép vuợt nhịp lớn hơn kết cấu thông thuờng khác.
BubbleDeck là một công nghệ thi công sàn bê tông cốt thép mang tính cách mạng trong xây dựng khi sử dụng những quả bóng bằng nhựa tái chế để thay thế phần bê tông không tham gia chịu lực ở thớ giữa của bản sàn, làm giảm đáng kể trọng lượng bản thân kết cấu và tăng khả năng vượt nhịp lên khoảng 50%. Bản sàn BubbleDeck phẳng, không dầm, liên kết trực tiếp với hệ cột, vách chịu lực có nhiều ưu điểm về mặt kỹ thuật và kinh tế.
Khả năng vượt nhịp lớn: khẩu độ cho phép là 10m đến 15m. Công son cho phép là 10 lần chiều dày bản sàn.
Vị trí cột linh hoạt: đặc biệt thích hợp với các công trình có kiến trúc mặt bằng cong, tròn và công trình có hệ lưới cột không thẳng hàng.
Sàn phẳng, không dầm, chiều cao kết cấu sàn nhỏ: cho phép giảm chiều cao tầng nhà (10 tầng có thể thêm 1 tầng), giảm chi phí thiết bị điện, nước.
Kết cấu bê tông cốt thép ứng suất trước:
Kết cấu bê tông cốt thép ứng suất trước, còn gọi là kết cấu bê tông cốt thép dự ứng lực là kết cấu bê tông cốt thép sử dụng sự kết hợp ứng lực căng rất cao của cốt thép ứng suất trước và sức chịu nén của bê tông để tạo nên trong kết cấu những biến dạng ngược (ứng suất ngược) với khi chịu tải, ở ngay trước khi chịu tải. Nhờ đó những kết cấu bê tông này có khả năng chịu tải trọng lớn hơn kết cấu bê tông thông thường, hoặc vượt được những nhịp hay khẩu độ lớn hơn kết cấu bê tông cốt thép thông thường.
Cốt thép trong bê tông, là cốt thép cường độ cao, được kéo căng ra bằng máy kéo ứng suất trước, đạt tới một giá trị ứng suất nhất định, được chỉ định theo thiết kế, nằm trong giới hạn đàn hồi của nó, trước khi các kết cấu bê tông cốt thép này chịu tải. Lực căng cốt thép này làm cho kết cấu bê tông biến dạng ngược với biến dạng do tải trọng gây ra sau này khi kết cấu làm việc. Nhờ đó, kết cấu bê tông cốt thép ứng suất trước có thể chịu tải trọng lớn gần gấp đôi so với kết cấu này, khi không căng cốt thép ứng suất trước. Điểm mấu chốt của giải pháp này là ở khâu tính toán thiết kế, phải mô hình hóa chính xác được sự biến dạng của các cấu kiện công trình dưới tác động của tải trọng thực tế và tải trọng của ứng suất cưỡng bức. Đồng thời đảm bảo được các cấu kiện (phần lớn là bê tông) không bị phá hoại cả về ứng suất kéo và nén (trong cả hai trang thái, trước và sau khi tạo ứng suất cưỡng bức).
Tùy thuộc vào quy trình thi công mà người ta chia ra làm ba loại công nghệ sau:
Bê tông ứng suất trước căng trước
Bê tông ứng suất trước căng sau dạng không liên kết
Bê tông ứng suất trước căng sau dạng liên kết
Write a Comment